Học lái online

CHƯƠNG 2
QUY TẮC GIAO THÔNG

2.1. Chấp hành báo hiệu đường bộ

– Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh báo hiệu tạm thời.

2.2. Tốc độ và khoảng cách giữa các xe

a) Tốc độ tối đa cho phép

– Tốc độ tối đa cho phép trong khu đông dân cư (km/h):

Loại xe cơ giới đường bộ

Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lênĐường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới
Các phương tiện xe cơ giới, trừ xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự

60

50

Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kế cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h.

b) Các trường hợp giảm tốc độ

– Khi có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; khi chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; khi qua nơi đường giao nhau, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc.

– Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, khu đông dân cư, khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.

– Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Trong tình huống trên đây, xe đầu kéo kéo rơ moóc (xe container) đang rẽ phải, xe con màu xanh và xe máy phía sau xe container giảm tốc độ chờ xe container rẽ xong rồi tiếp tục đi. 

c) Khoảng cách an toàn giữa hai xe

– Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình, đảm bảo khoảng cách an toàn theo mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế.

2.3. Sử dụng làn đường

– Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn (bật đèn tín hiệu báo rẽ trước khi thay đổi làn đường).

– Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

2.4. Vượt xe

a) Xe xin vượt 

– Trong khu vực đô thị từ 22 giờ đến 5 giờ sáng, muốn vượt xe khác chỉ được báo hiệu bằng đèn.

b) Các trường hợp cấm vượt

–  Không được vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe, nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ; đường vòng, khuất tầm nhìn.

– Trên đoạn đường hai chiều không có dải phân cách giữa, người lái xe không được vượt xe khác khi xe bị vượt bất ngờ tăng tốc độ và cố tình không nhường đường hoặc phát hiện có xe đi ngược chiều.

Người lái xe ô tô không được vượt xe mô tô vì phía trước là đường giao nhau (ngã tư).

c) Xe bị vượt

– Nếu có xe sau xin vượt, phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe sau vượt.

2.5. Chuyển hướng xe

– Khi muốn chuyển hướng, phải quan sát gương, giảm tốc độ, ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát an toàn và chuyển hướng.

–  Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc,  đường ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

– Trong khu dân cư, có đông xe qua lại, nếu muốn quay đầu phải đi tiếp đến điểm giao cắt gần nhất hoặc nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

2.6. Tránh xe đi ngược chiều

– Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi.

– Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước.

2.7. Dừng xe, đỗ xe

Cả ba xe vi phạm quy tắc giao thông: xe con đỗ đèn lên vạch dừng lại, xe mô tô đỗ ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, xe tải đỗ ngược chiều.

2.8. Quyền ưu tiên của một số xe

Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:

– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

– Đoàn xe tang

Ở sa hình này, xe mô tô phải nhường đường cho xe cứu thương.

Câu hỏi ôn tập

Đề số 2 hạng B2

2.9. Nhường đường tại nơi giao nhau

– Xe trên đường không ưu tiên phải nhường đường cho xe trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

– Tại ngã ba hoặc ngã tư không có đảo an toàn (vòng xuyến), người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe ưu tiên, xe đi từ bên phải đến.

Tại nơi giao nhau không có vòng xuyến, nhường đường cho xe bên phải. Xe tải nhường đường cho xe con bên phải. Xe con nhường đường xe mô tô bên phải. Xe mô tô không có xe nào bên phải nên đi trước, sau đó xe con không còn xe nào bên phải đi tiếp theo và cuối cùng xe tải không còn xe nào bên phải nên được đi.

2.10. Đi trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt

– Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe” khi có hiệu lệnh của nhân viên gác chắn; đèn đỏ sáng nháy, cờ đỏ, biển đỏ; còi, chuông kêu, chắn đã đóng.

Khi rào chắn đang dịch chuyển, bạn dừng lại trước rào chắn một khoảng cách an toàn.

– Khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất.

Xe con dừng đúng, xe mô tô dừng sai.

2.11. Trong hầm đường bộ

– Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định.

– Không được quay đầu xe và lùi xe.

2.12. Xe kéo xe

Cấm kéo xe mô tô hai, ba bánh như hình trên.

2.13. Xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy

– Người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ. Tác dụng của mũ bảo hiểm để giảm thiểu chấn thương vùng đầu.

– Không được buông cả hai tay; kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường.

– Không được mang, vác vật cồng kềnh.

– Không được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.

– Không được đi vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), đi xe dàn hàng ngang.

– Khi đang lên dốc, xe mô tô không được kéo theo xe đạp.

– Xe mô tô không được kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng.

– Xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở tối đa 2 người trong những trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 14 tuổi; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

– Khi cho xe mô tô phía sau vượt, người lái xe mô tô phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

– Để báo hiệu cho xe phía trước biết xe mô tô của bạn muốn vượt, phải có tín hiệu bằng đèn hoặc còi.

– Người điều khiển xe mô tô phải giảm tốc độ và hết sức thận trọng khi qua đường ướt, đường có sỏi cát trên nền đường; đường hẹp có nhiều điểm giao cắt từ hai phía; đường đèo dốc, vòng liên tục.

– Khi gặp xe buýt đang dừng đón, trả khách, người điều khiển xe mô tô phải giảm tốc độ đến mức an toàn có thể và quan sát người qua đường và từ từ vượt qua xe buýt.

Câu hỏi ôn tập

Đề số 2 hạng B2