Học lái online

CHƯƠNG 7
NGHIỆP VỤ VẬN TẢI

7.1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô 

+ Không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

7.2. Các hành vi bị nghiêm cấm

+ Vận chuyển hàng cấm lưu thông; vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

+ Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

7.2. Vận tải hành khách bằng xe ô tô

– Người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:

+ Đón trả hành khách đúng nơi quy định.

+ Không chở hành khách trên mui, trong khoang hành lý hoặc để hành khách đu bám bên ngoài xe.

+ Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách.

+ Không để hàng hóa trong khoang chở khách.

+ Không chở quá số người theo quy định.

– Trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải khách:

+ Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.

+ Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.

+ Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.

+ Luôn có ý thức về tính tổ chức, kỷ luật, thực hiện nghiêm biểu đồ xe chạy được phân công; thực hiện đúng hành trình, lịch trình, đón trả khách đúng nơi quy định (không đón trả khách ở những nơi thuận tiện cho hành khách đi xe); giúp đỡ hành khách khi đi xe, đặc biệt là những người khuyết tật, người già, trẻ em và phụ nữ có thai, có con nhỏ.

+ Trang bị các dụng cụ: kích xe ô tô, búa phá cửa kính ô tô trong trường hợp khẩn cấp, bình chữa cháy…

Kích (kay nâng) xe ô tô

Bình chữa cháy dùng trong các trường hợp hỏa hoạn

Búa phá cửa kính xe ô tô trong các trường hợp khẩn cấp

– Quyền của người kinh doanh vận tải hành khách:

+ Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến, rời vị trí đón trả khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

– Quyền của hành khách:

+ Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh về chất lượng vận tải.

+ Được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe.

+ Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

– Nghĩa vụ của hành khách:

+ Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định.

+ Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

+ Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.

7.3. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

– Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:

+ Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn.

+ Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.

– Quyền của người kinh doanh vận tải hàng hóa:

+ Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó.

– Nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa:

+ Cung cấp phương tiện đúng loại, thời gian, địa điểm và giao hàng hóa cho người nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng.

+ Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao.

+ Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái với quy định của pháp luật.

– Quyền của người thuê vận tải hàng hóa:

+ Từ chối xếp hàng lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian (không phải trước thời hạn), địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa:

+ Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp pháp về hàng hóa (không phải là các giấy tờ hợp pháp về phương tiện vận chuyển hàng hóa) trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng.

– Quyền của người nhận hàng hóa:

+ Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ tương đương khác.

+ Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hóa chậm.

+ Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải để yêu cầu người kinh doanh vận tải (không phải là người lái xe) bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa.

– Nghĩa vụ người nhận hàng hóa:

+ Nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận.

+ Xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa; thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm.

– Ký hiệu hàng hóa trong bảo quản, xếp dỡ và vận tải

Xếp theo hướng thẳng đứng

Dễ vỡ

Chống mưa

Tránh ánh nắng mặt trời

Chất lỏng

Dễ vỡ

7.4. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

+ Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.

7.5. Vận chuyển động vật sống

+ Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải.

+ Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải.

7.6. Vận chuyển hàng nguy hiểm

+ Phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.

7.7. Hoạt động vận tải trong đô thị

+ Người lái xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng đỗ đúng nơi quy định.

+ Người lái xe chở hàng phải hoạt động đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe.

Câu hỏi ôn tập

Đề số 2 hạng B2